Mô tả
Dùng cho bữa cơm hằng ngày và các món luột, nướng…
Cá niên, còn gọi là cá Sỉnh cao hay cá mát là một loài cá nước ngọt trong chi Cá sỉnh thuộc họ Cá chép. Là một loại cá nước ngọt rất ngon rất có giá trị
về kinh tế. Người Tày, Người Thái gọi cá niên là peea khính, pa khính, người Kor gọi là ca-da-lết hay jia-liếc, do cá niên khá giống với cá diếc. Người dân tộc Hrê bản địa gọi là cai-lin, vì có hình dáng, màu sắc đẹp, sống ở nguồn nước trong xanh, ăn rong rêu dưới suối, rất sạch nên cá niên là hiện thân cho cái đẹp và người Hrê thường dùng cụm từ Lem tia cai-lin (em đẹp như cá niên) để khen ngợi những người con gái mới lớn xinh đẹp một cách hoàn thiện từ vóc dáng, tâm hồn đến tính cách.
Cá niên thường sống theo bầy đàn, tập trung nhiều ở những vùng nước sâu dọc các con sông, suối đầu nguồn, gần thác nước, sông, suối làm nơi cư trú nhưng chỗ ưa thích nhất của cá niên là dưới chân các con thác, ghềnh đá, nhất là dưới những chân thác bọt nước tung trắng xóa.Thịt cá niên trắng, thơm, không tanh, lại lành, nhiều chất dinh dưỡng, xương cá niên rất cứng và cá niên có nhiều xương hom. Chúng chỉ sống bằng rong tảo ở thượng nguồn hoặc ăn những con bọ đá nên ruột rất đắng.
Loài cá này sinh sống trong lưu vực các sông Chao Phraya, MêKông … Ở Việt Nam, cá niên sinh trưởng tự nhiên trên khắp các sông suối thuộc các huyện miền núi miền trung, nhưng nhiều và ngon nhất là cá niên sống trên các sông thuộc miền tây Quảng Ngãi như Sơn Tây, Sơn Hà, Trà Bồng, Ba Tơ, Minh Long …
Đã từ lâu, #Cá Niên Sơn Hà đã nổi tiếng thơm ngon, Trước đây nó là món ăn dân dã của đồng bào dân tộc vùng cao, nhưng dần dà theo các thương lái xuôi về phố thị bán cho các nhà hàng, quán nhậu và trở thành món ăn đặc sản đãi khách phương xa. Ở miền xuôi, cá niên được xem là sản vật sang riêng có của vùng cao miền Trung. Sang không chỉ cách chọn môi trường sống là những ghềnh đá, suối nước chảy xiết, mà cả cách chế biến, thưởng thức cá cũng đòi hỏi hết sức cầu kì của những người sành ăn.
#Cá niên là nguyên liệu để làm thành món ngon và đặc sản của địa phương. Cá niên có thể chế biến nhiều cách như nướng trui, chiên giòn, làm gỏi, hấp, nấu nghệ, kho… nhưng món mà người ta nhớ nhất, đặc trưng nhất phải kể đến là món Mắm cá niên với vị béo, bùi của thịt , vị đắng của mật và nhân nhẫn của ruột cá niên
Các sản phẩm thực phẩm lên men truyền thống là một trong những sản phẩm lên men phổ biến của các dân tộc trên thế giới… Đó là một loại thực
phẩm được sản xuất thủ công, mang sắc thái của từng dân tộc. Công nghệ sản xuất các sản phẩm lên men truyền thống được thực hiện bởi cả một dân tộc, được truyền từ đời này sang đời khác. Theo thời gian, các sản phẩm lên men truyền thống càng được mở rộng cả về chủng loại và phương pháp chế biến. Do tính đặc biệt của nó mà các sản phẩm lên men truyền thống có một vị trí riêng cho từng vùng, #Mắm Cá Niên là một trong những thực phẩm lên men ấy, nó được sử dụng rộng rãi và lâu đời trong ẩm thực của người dân các huyện miền núi Quảng Ngãi. Từ xa xưa, đồng bào các Dân tộc miền núi đã muối mắm cá niên để ăn dần và dự trữ cho những ngày mưa to, gió lớn, những ngày mùa đông giá lạnh. Từ con Cá Niên, với sự cần cù,tỉ mỉ nhưng vô cùng tinh tế, người đồng bào các dân tộc miền núi đã tạo ra một loại mắm rất ngon, có tính đặc trưng vùng miền, mắm có vị đăng đắng, nhân nhẫn – rất đắc thù của người miền núi và có mùi vị khác xa với các loại mắm ở đồng bằng.