Đường phèn là loại đặc sản nổi tiếng của Quảng Ngãi. Du khách mỗi khi đến Quảng Ngãi đều chọn mua đường phèn làm quà. Đường phèn là loại kết tinh mà thành, đường ở dạng kết tinh trong suốt hoặc sậm, tựa như những thỏi thạch anh, với nhiều hạt đường hình lập thể. Khi ăn, thỏi đường phèn vỡ ra, giòn tan. vị thanh, thấm dịu vào đầu lưỡi.
Đường phèn luôn được xem là một sản phẩm tinh khiết và là mặt hàng thiết yếu với nhiều người. Đường phèn hay xuất hiện nhiều ở khu vực miền Trung. Xưa kia xứ đường phèn, đường phổi ở vùng đất Ba La – Vạn Tượng đã rất nổi tiếng, được nhiều người ưa chuộng, nên người xưa đã đúc kết thành những câu ca dao như:
“Đường phèn Ba La
Mạch nha Thi Phổ”,
hoặc
“Bậu về nhớ ghé Ba La
Mua cân đường phổi cho ta với mình”…
Đường phèn được chia làm hai loại chính đó là: Đường phèn trắng và đường phèn vàng. Hôm nay chúng ta hãy tìm hiểu một trong số đó, đó chính là đường phèn vàng. Đường phèn vàng được nhiều người tin tưởng là sản phẩm sạch và tốt cho sức khỏe hơn. Vì vậy hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu xem. Đường phèn là gì? Đường phèn làm từ gì? Đường phèn có tác dụng gì? Đường phèn có tốt không?
1. Giới thiệu về đường phèn
Đường phèn được xuất hiện ở Việt Nam từ khoản thế kỉ 17-18 và xuất hiện chủ yếu ở khu vực miền Trung nói chung và tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi nói riêng. Lúc này đường phèn được xem là mặt hàng xa xỉ và được giao thương với nước ngoài.
2. Đường phèn làm từ gì?
Đường phèn nói chung và đường phèn vàng nói riêng điều được chế biến từ mía. Về bản chất mía có màu vàng và lượng nước được ép ra từ cây mía là rất lớn. Nếu chúng ta lấy lượng nước ấy từ mía, nấu cô đặc lại nó sẽ cho ra màu vàng đậm. Đường phèn vàng ở đây cũng vậy, nó được nấu từ nguyên liệu là mía nguyên chất ấy. Nên màu vàng của nó vẫn được giữ nguyên.
Đường phèn vàng Quảng Ngãi
3. Một số công dụng của đường phèn
Sử dụng đường phèn để nấu các món chè, món bánh hay chưng yến có vị thanh mát, vừa giúp giải nhiệt cho những ngày hè oi nóng lại được đánh giá là tốt cho sức khỏe người dùng hơn đường kinh rất nhiều.
Nói đến đường phèn là chúng ta nghĩ ngay tới các bài thuốc trị ho và trị viêm họng dân gian có sử dụng đường phèn cùng cánh hoa hồng bạch hay vỏ quất, quả chanh đào… Một số bài thuốc dân gian sử dụng đường phèn như:
Giúp giảm huyết áp: Chưng cách thủy cùng cánh hoa cúc
Trị cảm mạo do thời tiết, ho khan,… bệnh đường hô hấp:
- Bài thuốc trị ho dai dẳng cho người bị lao phổi: Chưng cách thủy đường phèn cùng hoa điệp phơi sương. Uống vào lúc sáng sớm.
- Trị ho do thời tiết: Chưng cánh hoa hồng bạch cùng 1 chút đường phèn
- Ho khan: Dùng đường phèn nấu kèm vỏ quýt uống trong vài ngày.
- Trị cảm mạo do thời tiết: Pha đường phèn với nước sôi cùng gừng tươi đập dập, uống lúc nước còn ấm.
Thúc đẩy tiêu hóa, bồi bổ sức khỏe:
- Nấu đặc bầu với đường phèn, gạn bỏ sạch bã chỉ lấy nước uống giúp kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng hơn.
- Bồi bổ khí huyết cho người mới ốm dậy: Nấu đường phèn cùng nhân sâm, gạo nếp, hạt sen thành món cháo vô cùng bổ dưỡng.
- Bài thuốc bổ thận sinh tinh dành cho đấng mày râu: Chưng đường phèn với rễ cây đậu bắp giúp cải thiện đời sống tình dục hiệu quả.
Nước giải khát: Đường phèn thường được sử dụng như một thức uống giải khát trong mùa hè. Nó có tác dụng làm dịu tâm trí và cơ thể và giảm bớt căng thẳng. Nó là một nguồn năng lượng tức thì và có khả năng cân bằng cơ thể và thư giãn các giác quan. Thức uống giải khát này được pha chế bằng cách trộn một thìa bột đường phèn vào một cốc nước.
4. Những nguy cơ đến từ đường phèn
- Nguy cơ béo phì
- Bệnh tiểu đường tuýp 2
- bệnh tim mạch
- Sức khỏe răng miệng
Lợi ích cũng nhiều nhưng nguy cơ tiềm ẩn cũng không ít. Bởi vậy, bạn cũng đừng vì quá yêu thích vị ngọt thanh của đường phèn mà lạm dụng chúng trong mọi món bánh, món chè hay món ăn nào. Không nên ăn quá nhiều đường – đó luôn là lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng. Và mặc dù đường phèn rất tốt nhưng bạn cũng không nên ăn chúng quá nhiều.
5. Gợi ý thương hiệu đường phèn và chỗ mua
Một trong những thương hiệu đường phèn nổi tiếng ở Quảng Ngãi- Đường phèn Bằng Lắm: Đường phèn Bằng Lắm có màu trắng đục hoặc màu vàng đậm, có vị ngọt thanh và mát, và được sử dụng trong đông y để bổ phế và long đờm. Đường phèn Bằng Lắm được sản xuất thủ công bởi những người thợ làm đường có kinh nghiệm và tâm huyết.